* Tối hôm trước vừa sạc đầy, hôm sau đi nửa đường xe đã hết pin, phải dắt bộ.
* Hay hôm qua vẫn sạc bình thường, hôm nay cắm sạc, pin không nhận sạc.
* Thường xuyên trong tình trạng lo âu, không biết xe đã sắp hết pin không, liệu hôm nay xe có đủ pin để đi tới trường, công ty không?
* Đợt gần đây sạc pin đầy mà không đủ một lượt đi, trong khi trước đây một lần sạc bạn có thể đi được vài lượt.
* Sạc điện thông thường cần vài giờ đầy pin. Giờ sạc một lúc bộ sạc ngắt sạc chuyển sang đèn xanh báo đầy pin. Hoặc cắm sạc pin không nhận sạc.
* Điện báo vẫn đầy đủ 5 vạch. Nhưng đi được một đoạn xe đột ngột tắt nguồn. Tắt một lúc, bật lại xe đi được một đoạn. Hoặc đi xe có hiện tượng giật giật.
Hãy bình tĩnh và lưu ý lại những hiện tượng bạn gặp phải với chiếc xe của mình. Khi chuẩn đoán bệnh cho một bệnh nhân, những dấu hiệu bệnh rất quan trọng để bác sĩ chuẩn đoán bệnh. Với chiếc xe đạp điện cũng vậy, bạn cần lưu ý lại những hiện tượng bệnh để thợ sửa chữa kiểm tra và có giải pháp nhanh nhất.
Trước khi sửa chữa pin xe điện. Bạn không nên bỏ qua việc tìm hiểu thông tin cấu tạo của pin xe đạp điện của mình đang dùng như thế nào? Để có thể thay thế sửa chữa pin xe điện tốt nhất cho chiếc xe của mình.
Trên thị trường hiện nay Yamaha sản xuất và phân phối xe đạp điện chạy pin sử dụng động cơ 48V công suất 450W. Nguồn điện sử dụng là pin Lithium Polymer (lipo) có điện áp định danh 48V dung lượng 10AH.
Lõi pin xe đạp điện Yamaha 48V-12Ah được ghép từ 13 phôi cell Lipo và mạch bảo vệ pin. Để chọn quả pin tốt cần lựa chọn loại cell và mạch tốt, đúng thông số kỹ thuật.
Cell pin xe đạp điện
Cell Lipo có rất nhiều loại với kích thước và thông số kỹ thuật khác nhau. Nhưng đối với pin xe điện dùng cell có dung lượng từ 10Ah trở lên và dòng xả từ 50A trở lên.
Vì sao dựa trên hai thông số trên?
* Dung lượng càng cao thì xe đi được càng xa. Có thể hiểu đơn giản như đẩy chiếc xe lên dốc ta cần thắng lực ì, đó là lực tối thiểu, và khi vượt qua lực tối thiểu, ai có lực càng khỏe thì quãng đường đẩy được càng xa.
Quay trở lại với pin xe đạp điện. Dung lượng như thế nào là đủ? Quãng đường đi được bao nhiêu?
Theo nguyên tắc vật lý ta có công thức tính thời gian pin cấp điện cho động cơ hoạt động với công suất tối đa.
Thời gian (H) = Điện áp (V) * Dung lượng (Ah) / Công suất (W)
Ví dụ: với pin xe đạp điện Yamaha 48V dung lượng 10Ah chạy động cơ 48V công suất 450W
48 (V) * 10 (Ah) / 450 (W) = 1,07 (H)
Dung lượng 10Ah pin cấp cho động cơ hoạt động liên tục được 1,07 (H). Tính tương đối quãng đường đi. Đi xe với vận tốc trung bình khoảng 30-35km/h. Thì xe đi được khoảng 35Km cho một lần sạc.
* Dòng xả là khả năng cấp điện (Dòng điện - A) của 1 viên pin. Có đơn vị là C, VD 1C, 2C, 10C. Dòng xả cao cung cấp dòng điện khỏe cho động cơ hoạt động ổn định. Dòng xả tối đa pin chỉ có thể cấp trong một thời gian tức thì. Dòng xả liên tục của pin thì thấp hơn. Pin xả quá mức có thể gây cháy nổ
Dòng điện (A) = Dòng xả (C) x Dung lượng (Ah)
Pin có dòng xả 1C và dung lượng 3000mAh. Thì pin có dòng xả tối đa là 1*3000mAh = 3000mA (3A). Nếu bạn dùng cho thiết bị công suất cao, pin xả quá mức, có thể gây giảm tuổi thọ pin, thậm chí có thể gây cháy nổ.
- Ghép cell pin có làm tăng dòng xả của pin?
Câu trả lời là không? Bởi vì theo nguyên tắc vật lý, ghép song song tăng dung lượng (Ah), ghép nối tiếp tăng điện áp (V) của pin. Do đó, dòng xả của pin không thay đổi với các cách ghép cell pin khác nhau.
Pin Lipo dùng cho xe điện dòng xả 5C dung lượng 12.000mAh. Dòng xả tối đa là 5*12.000 = 60.000mA (60A). Dòng xả liên tục đạt khoảng 40A.
Với pin lithium ion 18650 thì dòng xả thường là 2C, pin Lipo thì dòng cả có thể lên đến 10C, 20C, thậm chí 40-50C.
Mạch bảo vệ pin như trung tâm đầu não điều khiển cấp điện và xả điện đều cho các cell pin khi sạc và xả, khi sạc đầy hoặc xả xâu mạch ngắt điện. Đảm bảo pin luôn sạc đầy không bị quá Votl, không bị kiệt khi xả xâu.
Pin Lithium Polymer có điện áp trung bình 3,7V, sạc đầy điện áp tối đa là 4,2V, điện áp xả tối thiểu 2,75V. Sạc quá điện áp có thể gây nổ pin, xả xâu quá gây chết pin.
Trong quá trình sạc và xả mạch điều tiết để đảm bảo các cell sạc đều và xả đều. Tránh hiện tượng có cell đầy vẫn bị sạc nhồi điện, cell xả xâu vẫn tiếp tục bị xả.
Ngoài ra cần chú ý dòng điện qua mạch. Pin qua mạch tới động cơ. Do vậy, mạch cần có dòng điện (A) qua mạch cao để có dòng điện ổn định cho động cơ hoạt động.
Thay thế sửa chữa pin xe đạp điện Yamaha
Chúng tôi tiến hành kiểm tra và thay thế pin xe đạp điện Yamaha bằng cell pin Lithium Polymer.
Cell pin Lithium Polymer dùng cho xe đạp điện
Tên pin: Lithium Polymer (Lipo)
Điện áp trung bình: 3,7V
Dung lượng: 12.000mAh
Điện trở: 3mΩ
Điện thế sạc tối đa: 4,2v
Điện thế xả tối thiểu: 2,75v
Dòng xả: 6C (70A)
Trọng lượng: 230g
Ứng dụng: Dùng cho thiết bị công suất cao như xe đạp điện, xe máy điện, xe golf, máy bay mô hình…..
Các phôi cell sẽ được kiểm tra thông số dung lượng, điện áp, nội trở… trước khi ghép thành bộ pin xe đạp điện Yamaha 48v. Tiếp theo, các cell trong khối pin được kết nối bo mạch bảo vệ cân bằng cell pin trong quá trình sạc xả.
Sau khi ghép xong, pin bọc lớp màng co nhựa PVC cách điện, cách nước bảo vệ toàn bộ khối pin.
Ngoài khối pin ghép cố định theo vỏ bình pin xe điện Yamaha. Chúng tôi tùy chỉnh ghép theo kích thước khác nhau cho dòng xe đạp thường chế thành xe đạp điện.
Quý khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm hoặc sửa chữa sản phẩm. Vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ tốt nhất.
Hotline/Zalo: 0983 388 185
Facebook: www.facebook.com/xedapnhatcu